DANH MỤC SẢN PHẨM
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0965551220

Hotline - 0799.169.264

Hotline - 0924.743.934
Hôm nay: 64 | Tất cả: 161,465
FANPAGE FACEBOOK
 
CẨM NANG
Phần 6: Tang lễ những điều cần biết (Cúng 100 ngày)
Tin đăng ngày: 23/9/2020 - Xem: 1054
 

Phong tục, lễ nghi thờ cúng người đã mất là một nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt chúng ta, các nghi thức thờ cúng mọi người nên làm đúng theo cách của ông bà để lại. Đối với lễ cúng 100 ngày người mất vô cùng quan trọng, không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ người mất mà còn giúp linh hồn người mất về được nơi yên nghỉ.

Cha mẹ sinh ra ta, lao lực vất vả chăm nuôi ta, đến khi về già thì suy yếu mệt mỏi bệnh tật rồi cũng sẽ ra đi. Nhưng cha mẹ ông bà đã chết thì không phải là hoàn toàn mất hẳn, mà vẫn còn lui tới cõi dương gian để thăm nom, gia hộ cho con cháu được khỏe mạnh, làm ăn tấn phát.

Trước ngày giỗ đầu, người theo Phật giáo ở Việt Nam thông thường sẽ cúng cho người vừa mất vào ngày 49 và 100. Phần lớn mọi người đều đã biết tục cúng 49 ngày có ý nghĩa như thế nào và làm khá trọng thể, mời họ hàng làng xóm đến dùng cỗ to, thịnh soạn.

Nhưng đến khi cúng 100 ngày, thường ít người để tâm tìm hiểu và đều chỉ mời người đã mất về quây quần tụ họp, hưởng bữa cơm gia đình với người trong nhà mà thôi. Có người nói rằng con người bất phân nam nữ đều có 7 vía, cúng 49 ngày là bởi 7x7, mỗi 7 ngày trôi qua linh hồn người đã mất sẽ vượt qua một cửa ngục. Khi vừa qua cửa thứ 7, trọn 49 ngày thì người nhà cần sửa soạn đồ lễ để vừa là cầu siêu cho người ấy, vừa giúp linh hồn sớm được đầu thai, siêu thoát hoàn toàn. Khi đến trọn 100 ngày sau khi giã từ cõi đời, con cháu thân nhân chỉ cần làm lễ cúng, sắp sửa đồ trên ban thờ để tỏ lòng thương nhớ, tưởng niệm cốt ở lòng thành chứ không cần thương khóc, đốt vàng mã nhiều như lễ 49 ngày. Nhờ những lần cúng lễ này, người đã mất sẽ rất cảm kích tấm lòng mà con cháu hay người thân dành cho mình. Đồng thời họ nương nhờ Phật lực, nhờ quý Tăng ni có đức độ và đạo lực mà hương linh được hưởng sự no vui thù thắng vi diệu.

Tại sao phải làm lễ cúng 100 ngày?

Theo bậc thiện tu thì đây là làm theo phong tục. Mà phong tục là do con người đặt ra căn cứ vào bối cảnh xã hội, tâm lý cụ thể, đúng ở thời điểm này nhưng sai ở thời điểm khác. Cũng theo người, tác động của việc làm lễ cúng cơm 100 ngày (kể cả 49 ngày) là làm cho người sống an tâm, chứ khó làm thay đổi vấn đề của người mất . Các cụ chọn ngày này cũng rất khoa học, giúp con cháu, người thân thôi khóc, dứt ra để về với thế giới lao động, sinh hoạt bình thường. Chứ ngày xưa có những nhà cúng đến 3 năm, nhiều đêm ra đồng ấp mộ (ngủ ôm mộ), khóc ròng mãi thì cũng hại sức khỏe.

Cúng 100 ngày có ý nghĩa gì?

Người Việt Nam thường rất chú trọng bữa cơm trong gia đình, đây chính là giây phút đầm ấm nhất để gia đình có thể tụ họp, quây quần hạnh phúc bên nhau. Tục cúng 100 ngày cũng xuất phát từ những quan niệm này. Như muốn nói lên sự tụ họp của gia đình, dù người đã quá cố những cúng muốn dùng chung bữa cơm với gia đình.

Việc cúng 100 ngày hay 49 ngày tùy theo ở mỗi địa phương và mỗi phong tục và niềm tin của mỗi người khác nhau. Người Trung Hoa quan niệm rằng : sau khi mất, linh hồn của người mất phải đi qua 10 cửa ngục để được phán xét tội ác lúc còn sống trên thế gian. Vì vậy mà 7 tuần đầu sau khi mất đi qua 7 cửa ngục, tuần 100 ngày qua cửa thứ 8, tuần Tiểu tường giáp 1 năm linh hồn của người mất đi qua cửa thứ 9 và tuần Đại tường giáp 2 năm sau khi chết, qua cửa thứ 10. Sau khi đi qua 10 cửa ngục ấy, linh hồn mới đi đầu thai. Do vậy cúng 100 ngày hay 49 ngày thì cũng đều mang chung 1 ý nghiã là người sống muốn người đã mất sẽ được đầu thai, cướu người đã mất ra xa địa ngục bằng những hàng động những đức phước của người còn sống.

Cúng 100 ngày cần chuẩn bị những gì?

Bữa cơm của gia đình người Việt Nam thường mộc mạc và giản dị. Do vậy, bữa cơm 100 ngày cũng như là một bữa cơm gia đình bình thường, có sự tụ họp của đông đut các thành viên trong gia đình. Trước bữa ăn người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ đấy, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước. Đây như là bữa cơm xum họp gia đình, vì vậy bạn cũng không nên chuẩn bị quá phô trương, chỉ cần là những món ăn đơn giản mà gia đình thường ăn cung nhau trong những bữa cơm thường ngày.

 

 

Lễ cúng 100 ngày cần Cũng tuỳ địa phương, có nơi chỉ lễ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty(tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa. Vì vậy, gia đình cần phải cúng 100 ngày để đưa tiễn vong hồn người đã mất có thể về nơi an nghỉ. Giúp linh hồn người mất có thể thoải mái ra đi, không còn vươn vấn trần tục. Từ tuần này trở đi, con cháu người mất sẽ thôi không khóc nữa. Tuần tốt khốc thì con cháu cũng làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ.

Trước bữa ăn, trong vòng 100 ngày sau mất, người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước. Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh, “Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương”.

Văn khấn lễ tốt khốc 100 ngày cho người quá cố

- Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.
Tại (địa chỉ):…………………………………………………… Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy. Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:………………………….. Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành. Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh Xin kính cẩn trình thưa rằng: Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ) Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao; Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể. Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng; Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào! Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ! Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần; Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế. Xin mời: Hiển……………………………………………… Hiển…………………………………………………………….. Hiển……………………………………………………………… Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng. Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòangia được mọi sự yên lành tốt đẹp. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

(Sưu tầm)

Cẩm nang khác:
Phần 6: Tang lễ những điều cần biết (Cúng 100 ngày) (23/9/2020)
Thủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Tử Khai Tử (13/7/2020)
Hướng Dẫn Phòng Chống Corona (Covid19) Cho Anh Em Đạo Tỳ (11/7/2020)
Tang phục - Đồ Tang (8/7/2020)
Ý nghĩa của việc cúng khai trương (6/7/2020)
Những Tục Lệ Cần Giữ Khi Quàng Xác? (13/5/2020)
Những mốc quan trọng của người mất (12/5/2020)
Kiêng kỵ trong ma chay Việt Nam (12/5/2020)
Quy trình, thủ tục hỏa táng (7/5/2020)
Hỏa táng, lọ tro cốt để ở đâu? (7/5/2020)
Tin tức
  • Ngành học Tang lễ: Cả nước tỷ dân chỉ có 5 trường,
  • Công viên nghĩa trang sinh thái vĩnh hằng Đài hóa
  • Đài hóa thân Phúc Lạc Viên hỏa táng Thanh Hóa
  • Về xử lý, hỏa táng, chôn cất bệnh nhân tử vong tro
  • Công viên Vĩnh Hằng Phúc Lạc Viên Hà Tĩnh
  • Covid-19 trên Thế giới - Hơn 26,7 triệu người nhiễ
  • Ý nghĩa bình phong đá trong phong thủy
  • Cẩm nang
  • Phần 6: Tang lễ những điều cần biết (Cúng 100 ngày
  • Thủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Tử Khai Tử
  • Hướng Dẫn Phòng Chống Corona (Covid19) Cho Anh Em
  • Tang phục - Đồ Tang
  • Ý nghĩa của việc cúng khai trương
  • Những Tục Lệ Cần Giữ Khi Quàng Xác?
  • Những mốc quan trọng của người mất
  • TT Tổ Chức Tang Lễ & Các Vấn Đề Về Văn Hoá Tâm Linh
    Điện thoại: 032.634.9999 - 081.841.6789
    Email: tangletainghean@gmail.com
    Website: http://tangletainghean.com

    Thiết kế website bởi TVC Media
    Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0977978779